Tìm hiểu chung về vấn để bảo dưỡng, bảo trì thiết bị PCCC
Vụ cháy ở chung cư Carina Plaza tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23 tháng 3 năm 2018. Khiến ít nhất 15 người chết và 96 người bị thương, nhiều ô tô xe máy dưới tầng hầm bị cháy rụi. Một trong những nguyên nhân khiến hậu quả trở nên nghiêm trọng. Là do hệ thống phòng cháy chữa cháy không hoạt động khi có hỏa hoạn xảy ra. Trong khi đó nhiều người dân vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo trì bảo dưỡng các thiết bị phòng cháy chữa cháy. Cũng như nhận thức về hệ thống phòng cháy chữa cháy còn hạn chế
"hiện tại đó có bản thân mình luôn kể cả mình làm ngành xây dựng luôn. Nếu mà đưa có phương án phòng cháy chữa cháy mình cũng chỉ là phụ thôi chứ mình cũng chưa biết gì luôn"
Để đảm bảo tính năng hoạt động ổn định của các hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy. Thì công tác bảo trì bảo dưỡng là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng. Bởi nếu hệ thống phòng cháy chữa cháy không được bảo trì bảo dưỡng định kỳ. Thì khi đưa vào khai thác và sử dụng sẽ bị trục trặc không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy cho công trình
Xem thêm : Lắp đặt hệ thống PCCC
Phóng viên : Thưa quý vị và các bạn, việc nắm vững những quy định cần biết, thời hạn và quy trình bảo trì hệ thống PCCC. Đối với công tác phòng cháy chữa cháy mà nói là vô cùng quan trọng. Thế nhưng không phải ai trong chúng ta cũng có thể hiểu một cách rõ ràng và chính xác vấn đề này. Chính vì thế mà trong chuyên mục ”tiếng nói người trong cuộc” ngày hôm nay. Đồng chí Trung tá Phạm Đức Cảnh giám đốc trung tâm thiết bị phòng cháy chữa cháy 4 tháng 10. Sẽ gửi đến quý vị những thông tin cụ thể về quy định thời hạn và quy trình bảo trì thiết bị PCCC
Phóng viên : thưa Anh, Anh có thể cho quý vị khán giả được hiểu hơn về hệ thống phòng cháy chữa cháy là gì ạ ?
Trung tá Phạm Đức Cảnh giám đốc trung tâm thiết bị PCCC 4/10 : Về hệ thống phòng cháy chữa cháy là một hệ thống tích hợp tất cả các hệ thống. Báo cháy hệ thống chữa cháy, đèn exit và các trang thiết bị phương tiện chữa cháy xách tay. Để phục vụ cho công tác chữa cháy khi có sự cố xảy ra
Phóng viên : Vậy thì có yêu cầu tối thiểu nào trong việc là bảo trì bảo dưỡng các hệ thống phòng cháy chữa cháy không ạ ?
Trung tá Phạm Đức Cảnh giám đốc trung tâm thiết bị PCCC 4/10 : Căn cứ trên cái quy định tại tcvn 3.890 thì các trang thiết bị phương tiện phòng cháy chữa cháy. Khi đã đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy. thì các thiết bị này phải thường xuyên duy trì và bảo trì bảo dưỡng ít nhất một năm một lần. Đảm bảo cho các thiết bị phương tiện được hoạt động ổn định để phục khi có sự cố xảy ra
Phóng viên : Theo anh thì tại sao chúng ta cần phải thực hiện công tác kiểm tra cũng như là bảo trì bảo dưỡng đối với các hệ thống phòng cháy chữa cháy ?
Trung tá Phạm Đức Cảnh giám đốc trung tâm thiết bị PCCC 4/10 : Thì cũng như các cái tình trạng mà các hệ thống thiết bị và không được duy tu bảo trì bảo dưỡng. Thì khi có sự cố xảy ra Thật sự, thì để lại một hậu quả rất lớn về tính mạng tài sản của con người, và cũng như là của doanh nghiệp đó. Thì chúng ta cũng từng biết những vụ cháy như BTC những vụ cháy của Garina là những vụ cháy mà khi có sự cố xảy ra là toàn bộ hệ thống không hoạt động được. Thì đã để lại những cái mất mát rất to lớn đến cho người dân. thì công tác bảo trì bảo dưỡng là một yếu tố then chốt giúp cho các trang thiết bị này luôn được ở trong tình trạng hoạt động ổn định. Và khi có sự có thực sự xảy ra thì cái hệ thống phương tiện thiết bị phòng chữa cháy này. Có thể phải sử dụng được để dập tắt đám cháy được và an toàn cho người dân.
Ví dụ như chúng ta phải thường xuyên kiểm tra các cái hệ thống báo cháy. Để phát hiện sớm những cái tình trạng là các đầu báo cháy không cung cấp được tín hiệu về cho tủ báo cháy khi có sự cố xảy ra. Hoặc là những cái đầu phun chữa cháy là phải đảm bảo là trong hệ thống đường ống nước là luôn luôn có nước. Để mà duy trì, để khi có sự cố xảy ra thì đầu báo cháy phải hoạt động được, để dập tắt đám cháy. Đặc biệt nhất là các phương tiện chữa cháy xách tay, giả sử như là cái bình chữa cháy thì phải đảm bảo được là bình chữa cháy phải được bảo quản bảo dưỡng ở những nơi thoáng mát. Chất chữa cháy trong bình phải luôn luôn trong tình trạng là hoạt động được. Thì khi như vậy thì chúng ta sử dụng bình chữa cháy đó mới an toàn cho chính bản thân chúng ta.Và chúng ta mới dập tắt được đám chay đó. Về cái đèn exit, đèn thoát nạn là khi có sự cố xảy ra là một những nguyên nhân để chỉ dẫn đường cho khi người thoát nạn biết được tình trạng và cũng như là vị trí để mà người ta thoát nạn. Đó là những yếu tố rất là then chốt để giúp cho người dân, doanh nghiệp thỏa thể an toàn và thoát nạn ra khỏi đám cháy. Hoặc là có thể sử dụng những các phương tiện chữa cháy này. Vào trong công tác chữa cháy các doanh nghiệp có lực lượng cơ sở, thì cái dịch vụ bảo trì bảo dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên để cho lực lượng này phải nắm bắt được cái tình trạng hoạt động của các hệ thống thiết bị này. Luôn ở trong tình trạng là luôn hoạt động ổn định và có thể khi có sự cố xảy ra là phải hoạt động được.
Còn riêng với các các hộ gia đình thì các phương tiện chữa cháy xách tay, các cái dụng cụ thì qua đó thì chúng ta phải nắm bắt được là cái thời hạn sử dụng. Thời hạn mà chúng ta phải kiểm tra và thời hạn phải nạp sạc lại các phương tiện này ít nhất một năm một lần. Để đảm bảo cho cái việc là thiết bị này luôn luôn hoạt động ổn định
Phóng viên : Dạ vâng thưa anh vậy thì đối với việc kiểm tra bảo trì bảo dưỡng các thế hệ thống phòng cháy chữa cháy thì sẽ có quy trình thực hiện như thế nào ?
Trung tá Phạm Đức Cảnh giám đốc trung tâm thiết bị PCCC 4/10 : Về cái quy trình và bảo trì bảo dưỡng và hệ thống chữa cháy. Được quy định tại tcvn 3890 và cũng như là hướng dẫn và các cái về quy trình bảo trì bảo dưỡng của các phương tiện thiết bị phòng chữa cháy tại thông tư 17 của Bộ công an. Và qua đó và chúng ta cũng phải nên nắm bắt được cái tính năng hoạt động của các phương tiện thiết bị này. Về quy định thì nếu như các phương tiện vẫn còn ở trong thời hạn còn sử dụng, bảo hành. Thì chúng ta có thể kiểm tra đánh giá sơ bộ qua mắt và chúng ta và có thể chúng ta liên hệ với các đơn vị đã bảo hành chúng ta. Để mà kiểm tra đánh giá, đảm bảo cho các thiết bị được hoạt động ổn định hơn
Cụ thể như là cái phương tiện chữa cháy xách tay theo quy định thì 1 năm thì chúng ta cũng phải bảo trì bảo dưỡng ít nhất một năm một lần. Với các các phương tiện như tủ báo cháy, máy bơm chữa cháy rồi các đầu báo cháy và đầu sprinkler thì thời gian mà chúng ta phải kiểm tra bảo dưỡng một năm ít nhất cũng phải một lần. Thì ngoài ra thì chúng ta cần phải có những cái cái đơn vị chuyên về cái lĩnh vực về công tác là bảo trì bảo dưỡng. Người ta sẽ có những cái trang thiết bị phương tiện để đánh giá và cũng như phát hiện những các sự cố hư hỏng. Và chính xác và chất lượng của sản phẩm này. Để đưa vào hoạt động một cách an toàn
Phóng viên : Để mà các thế hệ thống phòng cháy chữa cháy được đảm bảo an toàn cũng như là khi cần là có thể hoạt động được tốt. Thì quy định thời hạn kiểm tra rất là quan trọng. Vậy thì có cái giải pháp nào để cho mỗi cá nhân cũng như doanh nghiệp nắm vững về thời hạn qui trình, các quy trình bảo dưỡng các hệ thống phòng cháy chữa cháy đó ?
Trung tá Phạm Đức Cảnh giám đốc trung tâm thiết bị PCCC 4/10 : Để cho cái công tác bảo trì bảo dưỡng được đúng với quy định. thì ngoài những cái quy định như tiêu chuẩn tcvn 3890 thông tư 17 của Bộ công an. Về quy định về kiểm tra thiết bị phương tiện. Thì chủ cơ sở cũng phải chủ động xây dựng những phương án về bảo trì bảo dưỡng. Và cũng như là cái đánh giá thường xuyên tình trạng hoạt động và cập nhật vào cái công tác hàng ngày hàng tuần hàng tháng của cơ sở. Để đánh giá được tình trạng của các phương tiện thiết bị này, có được hoạt động cố định hay không. qua đó thì chúng ta sẽ có những cái cái giải pháp để khắc phục các sự cố này
Phóng viên : Chúng tôi vẫn còn một chút thắc mắc nó là không biết là cá nhân có thể tự bảo trì bảo dưỡng được hay không ?
Trung tá Phạm Đức Cảnh giám đốc trung tâm thiết bị PCCC 4/10 : Vấn đề này thì nó được chia làm hai nhóm, nhóm thứ nhất nhóm các cái phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Giả sứ như máy bơm chữa cháy, các cái xe chữa cháy, hoặc là tủ báo cháy là cần phải có những cái phương tiện chuyên dùng để kiểm tra và đánh giá. Con về những cái phương tiện thiết bị có thể là người dân doanh nghiệp có thể kiểm tra trực tiếp được. Giả sử như bình cứu hoả, như bình bột thì có thể là có những cái đồng hồ để mà đo được cái áp suất, áp lực của bình có hoạt động được hay không. Và tình trạng hoạt động của bình, ở vị trí này có thể là người dân có thể đánh giá được cái tình trạng hoạt động của bình chữa cháy. Như vòi chữa cháy thì có thể là nó có bị xơ hóa hoặc là bị bong tróc hoặc là không kết nối với cái đầu nối hay không. Thì cái này chúng ta có thể kiểm tra được. Hoặc là những cái lăng chữa cháy thì nó bị vỡ ngàm hoặc là hư hỏng hoặc làm móp méo thì không thể đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác chữa cháy được. Đèn exit thì đây là những yếu tố để mà chỉ dẫn thoát nạn, chiếu sáng sự cố, thắp sáng để khi có sự cố xảy ra để người dân có thể thoát nạn. Những vị trí này là chúng ta dùng cảm quan chúng ta cần thể nhìn thấy được. Và có thể là đánh giá được qua cái việc mà nó còn sáng hay không và có sử dụng hay không. Thì đây lên những thiết bị chuyên dùng để phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Theo tôi thì người dân không nên thì tự tách biệt các sản phẩm, tự tháo rời, và chúng ta tự đi thực hiện thì là nguy hiểm. Thứ hai nữa là nó sẽ không đúng kỹ thuật, không có máy móc thì sẽ không đảm bảo về cái mặt và an toàn cho thiết bị dưa vào sử dụng
Khi mà người dân và doanh nghiệp có nhu cầu cần bảo trì bảo dưỡng. Thì liên hệ với các đơn vị có chức năng đã được các cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Để hoạt động trên lĩnh vực bảo trì bảo dưỡng các phương tiện một cái này. Người dân và doanh nghiệp có thể liên hệ đến trung tâm thiết bị phòng cháy chữa cháy 4 tháng 10 của Công an thành phố Hồ Chí Minh. Để được tư vấn và hỗ trợ cho công tác bảo trì bảo dưỡng này.