CTY THHH TM-DV
HOÀNG NHẬT HƯNG
Thẩm duyệt - nghiệm thu PCCC
Cung cấp thiết bị - Thiết kế - Thi công hệ thống PCCC

Địa chỉ: 25/79/14 , đường số 6, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức- Hồ Chí Minh
Hotline : 090.334.3680 ( Ms Thảo) 0905.644.449 ( Vũ) - thao.nguyen5258@gmail.com
Website: Thietbipcccvn.com     Thietbipcccvietnam.com     Thietbiphongchaychuachay.net
Vohoangphivu2002@gmail.com         Hoangnhathungcompany.ltd@gmail.com

Hot news:  
Tìm kiếm
Binh PCCC giá rẻ
THIET-KE-HE-THONG-PCCC
VÒI CHỮA CHÁY
thiết bị báo cháy
kim-thu-set
BẢO TRÌ PCCC
Binh cứu hỏa giá rẻ
cua-hang-ban-thiet-bi-pccc
hóa chất giảm điện trở
CS PCCC
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 2.149.882
Trực tuyến 28
 

Bảo trì hệ thống báo cháy

Quy trinh bảo trì hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy là thiết bị PCCC, là khởi nguồn, chủ động, đầu tiên, cho các bước tiếp theo để chữa cháy. Hệ thống hoạt động tốt sẽ cho chúng ta thời gian sớm nhất để chữa cháy kịp thời. Vậy để hoạt động tốt chúng ta cần bảo trì hệ thống báo cháy đúng quy trình

Hỏa hoạn xảy ra thì chuông báo cháy chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thông báo đến toàn thể dân cư sinh sống và làm việc, sinh hoạt trong khu vực. Nhưng hệ thống báo cháy hoạt động như thế nào ? Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy ? Các thành phần chính của hệ thống báo cháy ra sao ? Vậy chúng ta tìm hiểu cụ thể !

Cấu tạo của một hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy tự động không chỉ là tiếng chuông, mà là cả một tập hợp nhiều thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có hỏa hoạn xảy ra. Tín hiệu báo cháy có thể được phát hiện và ra thông báo tự động, hoặc từ tác động của trực tiếp của con người thông qua hệ thống báo cháy bằng tay. Và hệ thống này phải làm việc 24/24.

Một hệ thống báo cháy tự động sẽ có 3 phần chính

1. Trung tâm báo cháy

- Trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: Một bảng điều khiển chính, các module, một biến thế, pin trữ điện

2. Thiết bị đầu vào

- Đó chính là phương tiện nhận tín hiệu cho hệ thống báo cháy. Hệ thống bao gồm đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo gas, báo lửa … và công tắc khẩn.

3. Thiết bị đầu ra

- Là các công cụ hiển thị vị trí báo cháy và phát thông báo, gồm chuông báo động có cháy, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động...
Tất cả thiết bị của hệ thống này sẽ được hoạt động theo một cơ chế đơn giản nhưng hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao và rộng rãi tới mọi vị trí của công trình
Bảo trì hệ thống báo cháy là vấn đề cần thiết và liên tục cho danh nghiệp

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Quy trình hoạt động của thiết bị báo cháy là một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu - truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy - thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động.

Khi có tín hiệu về sự cố cháy như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện - Các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.
Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra ( bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn ). Lúc này, các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.

Một khía cạnh quan trọng của công tác thiết kế thi công PCCC là phải có biện phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho mọi người trong công trình và các tổ chức cứu hỏa tại chỗ và chuyên nghiệp. Đây là vai trò quan trọng của hệ thống phát hiện cháy và báo động. Tùy thuộc vào kịch bản ngăn chặn đám cháy, cấu trúc tòa nhà và mục đích sử dụng; số lượng và đối tượng cư ngụ, giới hạn của nội dung và nhiệm vụ,

Một số chức năng chính của hệ thống báo cháy

Thứ nhất : Kệ thống báo cháy cung cấp một phương tiện để phát hiện đám cháy đang bùng phát theo phương pháp thủ công hoặc tự động.
Thứ hai : Nó cảnh báo cho mọi người trung khu vực anh hưởng biết có cháy và sự cần thiết phải sơ tán.
Thứ 3 : Một chức năng phổ biến là truyền tín hiệu thông báo cháy cho cơ quan PCCC -114 hoặc tổ chức ứng phó khẩn cấp khác.
Thứ 4 : Chúng cũng có thể ngắt nguồn điện, điều khiển thiết bị xử lý không khí, hoặc các hoạt động đặc biệt khác (thang máy, cửa ngăn cháy...). Và nó có thể được sử dụng để khởi động hệ thống chữa cháy. Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các đầu dò (khói, nhiệt, lửa,...) hoặc bởi con người (thông qua nút nhấn khẩn cấp). Hệ thống phải hoạt động liên tục 24/24 giờ kể cả khi mất điện.

Các thành phần chính của hệ thống báo cháy

Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau

1. Trung tâm báo cháy của hệ thống báo cháy

- Là một tủ, bao gồm các thiết bị chính: bo mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ác quy dự phòng.

2. Thiết bị đầu vào của hệ thống báo cháy ( thiết bị khởi đầu )

- Đầu báo : báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa...
- Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn)

3. Thiết bị đầu ra của hệ thống báo cháy

- Bảng hiển thị phụ.
- Chuông báo động, còi báo động.
- Đèn báo động, đèn exit.
- Bộ quay số điện thoại tự động.

Quy trình bảo trì bảo dưỡng hệ thống báo cháy

Như bạn biết, việc sử dụng một hệ thống báo cháy tự động cũng tốn khá nhiều thời gian, nhưng điều bạn cần quan tâm là việc bảo trì hệ thống báo cháy như thế nào để vừa phát huy được những lợi ích mang lại, vừa đảm bảo an toàn nhất. Công ty chúng tôi với đội ngũ nhân viên năng động, kỹ thuật giỏi, luôn kiểm tra chéo chất lượng làm việc và hiệu quả công việc dựa trên sự đánh giá của khách hàng. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn quy trình bảo trì hệ thống báo cháy chi tiết bao gồm

1. Bảo trì tủ trung tâm báo cháy gồm

Kiểm tra tín hiệu thông số kỹ thuật bo mạch của bộ điều khiển trung tâm
Kiếm tra bộ phận nguồn của tủ trung tâm
Lập trình lại trung tâm, bảng điều khiển, tín hiệu đèn, bàn phím
Lau chùi tiếp điểm và thổi bụi cả tủ
Chạy thử toàn bộ tủ điều khiển sau khi đã kiểm tra và bảo dưỡng.

2. Bảo trì hệ thống cáp tín hiệu

Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống cáp tín hiệu.
Xác định lại độ bền và các mối nối cáp.
Bổ sung các mối nối vào bản vẽ sơ đồ thiết bị ( Do sự cố mất tín hiệu thường xảy ra tại các vị trí nối cáp tín hiệu )

3. Bảo trì đầu dò khói

Kiểm tra bộ phận nguồn, dây tín hiệu
Lau chùi các tiếp điểm, lau chùi bụi vv…
Đo các thông số kỹ thuật, test khói.
Test lại khả năng hoạt động của hệ thống, đầu dò tín hiệu.

4. Bảo trì đèn chớp báo cháy

Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
Kiểm tra bộ phận nguồn.
Lau chùi bụi và các tiếp điểm.

5. Bảo trì còi báo cháy

Kiểm tra độ rung.
Kiểm tra bộ phận nguồn
Kiểm tra dây tín hiệu
Kiểm tra thiết bị chữa cháy
Lau chùi các tiếp điểm và lau chùi bụi.

6. Bảo trì nút nhấn khẩn

Kiểm tra bộ phận cung cấp tín hiệu.
Kiểm tra bộ phận nguồn.
Lau chùi bụi bẩn và các đầu nối tiếp xúc.
Để được tư vấn đầy đủ nhất xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ
quy trình bảo trì hệ thống báo cháy chi tiết bao gồm