CTY THHH TM-DV
HOÀNG NHẬT HƯNG
Thẩm duyệt - nghiệm thu PCCC
Cung cấp thiết bị - Thiết kế - Thi công hệ thống PCCC

Địa chỉ: 25/79/14 , đường số 6, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức- Hồ Chí Minh
Hotline : 090.334.3680 ( Ms Thảo) 0905.644.449 ( Vũ) - thao.nguyen5258@gmail.com
Website: Thietbipcccvn.com     Thietbipcccvietnam.com     Thietbiphongchaychuachay.net
Vohoangphivu2002@gmail.com         Hoangnhathungcompany.ltd@gmail.com

Hot news:  
Tìm kiếm
Binh PCCC giá rẻ
THIET-KE-HE-THONG-PCCC
VÒI CHỮA CHÁY
thiết bị báo cháy
kim-thu-set
BẢO TRÌ PCCC
Binh cứu hỏa giá rẻ
cua-hang-ban-thiet-bi-pccc
hóa chất giảm điện trở
CS PCCC
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 2.553.027
Trực tuyến 38
 

Thẩm duyệt PCCC

Thẩm duyệt PCCC

Thẩm duyệt PCCC là một trong những thủ tục, quy trình bắt buộc thực hiện. Với mục đích là đánh giá thiết kế phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa hệ thống PCCC vào triển khai lắp đặt. Theo quy định của luật phòng cháy chữa cháy được quy định tại Phụ lục IV, Nghị định 79/2014/NĐ-CP. Công tác thực hiện quy trình thiết kế phòng cháy chữa cháy, cần do đơn vị tư vấn thiết kế phòng cháy với đủ năng lực và tư cách pháp nhân đảm nhiệm. Sau đó phải được cơ quan cảnh sát phòng cháy địa phương thẩm duyệt, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu. Công tác phòng cháy chữa cháy phải có hồ sơ dự án và thiết kế dự án, công trình. Hay một bộ phận thuộc dự án tiến hành xây dựng mới, sửa chữa hoặc thay đổi công năng sử dụng. Đảm bảo có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy cụ thể cần do đơn vị có đủ năng lực thiết kế. Và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy trước triển khai thi công.

Sự cần thiết của việc thẩm duyệt thiết kế PCCC

 Qua công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. Lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kết hợp cứu nạn cứu hộ. Kiểm tra và hướng dẫn mọi chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi thực hiện xây dựng các dự án công trình. Cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu, điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của nhà nước. Từ đó phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất khi có cháy nổ. Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho mọi tổ chức cá nhân. Xác định công tác thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Có vai trò và vị trí quan trọng trong việc phòng ngừa phòng cháy chữa cháy từ gốc.

- Lãnh đạo cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các phòng chức năng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm duyệt và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đối với các dự án công trình xây dựng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quy định, luật pháp về phòng cháy và chữa cháy.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư nhà thầu tự giác thực hiện các quy định phòng cháy chữa cháy
- Tổ chức hội nghị phổ biến tập huấn các quy định về pháp luật, về trình tự thủ tục hồ sơ kinh phí thẩm duyệt và nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. Sâu rộng đến cơ quan đơn vị doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế giám sát và thi công xây dựng

Lãnh đạo công an TP.Hồ Chí Minh với công tác thẩm duyệt PCCC

Bên cạnh đó cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứu nạn cứu hộ thành phố. Luôn quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm duyệt PCCC, thiết kế, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. Góp phần phòng ngừa, loại trừ hạn chế đến mức thấp nhất điều kiện và nguyên nhân gây ra cháy nổ.

Thực tế đã chứng minh công tác thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy trên địa bàn ngày càng nâng cao chất lượng và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó công tác thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy cũng đã mang tính chuyên nghiệp cao, hiện đại hiệu quả hơn. Góp phần tích cực vào công tác đảm bảo an ninh trật tự, nhất là phòng cháy và chữa cháy kết hợp cứu nạn cứu hộ. Đã có những cái cách bề mặt hành chính, sử dụng công nghệ thuận tiện cho việc tiếp nhận thẩm duyệt hồ sơ của các công trình. Rút ngắn thời gian triển khai thủ tục giấy tờ hồ sơ liên quan. Giảm được phiền hà cho doanh nghiệp và chủ đầu tư. Vì vậy nâng cao chất lượng thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy từ khâu thiết kế thi công đến nghiệm thu dự án công trình. Đưa vào sử dụng trang thiết bị, phương tiện PCCC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Quy trình thẩm duyệt PCCC

Sự cần thiết của công việc thẩm duyệt PCCC

 Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến các vụ hoả hoạn thường do công trình không bảo đảm an toàn phòng cháy. Nơi luôn tập trung các công trình lớn, đông người, lắp đặt nhiều thiết bị máy móc, hệ thống dây điện, chứa nhiều vật liệu dễ cháy. Thì lại chưa lắp đặt hoặc trang bị không thích hợp một số thiết bị báo cháy. Hệ thống chữa cháy nước vách tường, chữa cháy tự động không đảm nhiệm được cấp nước đủ cho công trình. Từ thực tế đó, việc thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy của cơ quan chức năng chuyên nghiệp và độc lập là cấp thiết. Để đánh giá chính xác bản thiết kế, thi công, lắp đặt các thiết bị chữa và báo cháy có phù hợp với dự án. Thông qua một số quy đinh về thẩm duyệt PCCC. Cơ quan chức năng phòng cháy sẽ xem xét và tư vấn về bản thiết kế đã trình thẩm duyệt. Và đối chiếu thực tế với việc đảm bảo trang bị phòng cháy chữa cháy cho công trình sẽ đáp ứng cho việc báo và chữa cháy kịp thời

cơ quan PCCC sẽ kiểm tra và tư vấn cho chủ đầu tư về PCCCC sao cho đáp ứng được với như cầu phòng và chữa cháy

Cơ quan nào kiểm tra, thẩm duyệt phòng cháy ?

 Lĩnh vực thẩm duyệt, kiểm tra, đánh giá bản thiết kế chi tiết về công trình phòng cháy chữa cháy phải do lực lượng cảnh sát PCCC thực hiện. Được thực hiện trước lúc cơ quan quản lý cấp phép lắp đặt hệ thống. Mục đích là kịp thời phát hiện các sai phạm, thiếu sót về phòng cháy và chữa cháy trước khi triển khai thi công. Việc thiết kế cho công trình phải đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn. Đáp ứng điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy cần phải bảo đảm các nội dung như: Trên cơ sở xác định chính xác hạng mục có thể gây nguy hiểm hoả hoạn, cháy nổ. Từ thực tế của công trình mà sẽ yêu cầu các lắp đặt, trang bị các thiết bị PCCC phù hợp. Thực hiện các biện pháp, phương án thi công cho dự án, đường dẫn thoát nạn, công trình phụ trợ chữa cháy, cũng như nguồn nước dùng cho chữa cháy....

Nội dung của công tác thẩm duyệt, quy trình xử lý an toàn phòng cháy và chữa cháy, các biện pháp ngăn cháy, chống cháy lan, lối thoát nạn. Lắp đặt đèn chiếu sáng sự cố, đèn hướng dẫn thoát nạn (đèn exit), hệ thống thông gió, thoát khói nhà cao tầng. Hệ thống nâng cao áp buồng đệm, tăng áp cho hệ thống thang bộ, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp, chống sét, hệ thống nối đất chống tĩnh điện. Hệ thống phòng và chống hoả hoạn, báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, công cụ chữa cháy... Tât cả các hạng mục này luôn kết nối, phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một trong các hệ thống này không đạt chất lượng và đáp ứng được yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Thì nguy cơ hoả hoạn vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi một hệ thống không hoạt động liền mạch

công việc kiểm tra, thẩm duyệt phải do đội ngũ cảnh sát PCCC thưc hiện trước khi cấp giấy phép xây dựng

Quy trình thẩm duyệt PCCC hiện nay thế nào ?

 Hiểu vấn đề một cách đơn giản là việc xin thẩm duyệt PCCC cũng giống như xin cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở vậy. Việc thực hiện thủ tục xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy được làm theo một quy trình cụ thể. Từ bản thiết kế phòng cháy và chữa cháy đảm bảo sao cho phù hợp với thiết kế xây dựng cơ bản tới chọn nhà thiết kế, thcwj hiện thi công. Trình lên cơ quan PCCC địa phương, đến khi thực hiện thi công dự án. Tất cả quy trình thẩm duyệt đó được thực hiện tuần tự từng bước như sau

1. Tìm nhà cung cấp thiết kế về phòng cháy

- Khi tiến hành muốn xây dựng một hệ thống phòng cháy chữa cháy cho một công trình. Bạn cần tìm một đơn vị phòng cháy chuyên nghiệp, có năng lực chuyên sâu. Có tư cách pháp nhân để tư vấn, khảo sát, thực hiện báo giá cho toàn bộ dự án PCCC. Lưu ý cần chọn nhà thầu có năng lực thi công PCCC thực sự. có kinh nghiệm thi công cho các công trình và có uy tín trong ngành thiết kế, thi công phòng cháy

2. Chọn thiết kế phù hợp

- Căn cứ vào thực tế, quy mô của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư. Đơn vị thiết kế sẽ cho ra bản vẽ thiết kế PCCC cho toàn bộ công trình một cách toàn vẹn, cụ thể. Nó phải hoàn toàn phù hợp với kiến trúc thiết kế xây dựng công trình. Thiết kế này dựa trên yêu cầu quy định của luật an toàn phòng cháy và chữa cháy, phải có thiết kế phù hợp cho từng khu vực trong công trình cụ thể

3. Trình thẩm duyệt

- Nhận bản thiết kế hệ thống PCCC thì thông thường đơn vị tư vấn thiết kế. Sẽ làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC tại địa phương. Để trình thẩm duyệt phòng cháy trên bản vẽ xem có đúng, đủ theo hướng dẫn của pháp luật về yêu cầu PCCC ? Việc trình thẩm duyệt cần có thời gian để cơ quan phòng cháy và chữa cháy đối chiếu với thiết kế xây dụng. Với quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để ra quyết định. Hoặc có những yêu cầu lại cho phù hợp với quy định của luật phòng cháy

4. Mời thầu thi công

- Nếu sau khi thủ tục thẩm duyệt phòng cháy đạt yêu cầu.Thì cơ quan quản lý về phòng cháy sẽ cấp giấy phép chứng nhận thẩm duyệt PCCC "đạt yêu cầu". Lúc đó chủ quản công trình sẽ mời thầu đơn vị chuyên về thi công PCCC để thi công, lắp đặt thiết bị theo bản vẽ công trình. Đơn vị tư vấn giám sát có thể được thuê để giám sát lắp đặt thiết bị PCCC công trình họ đã thiết kế

5. Báo cáo kiểm định

- Sau khi lắp đặt, thi công xong phần phòng cháy và thiết bị chữa cháy. Thì đơn vị chủ đầu tư sẽ lập hồ sơ đề nghị cơ quan PCCC địa phương nghiệm thu công trình đã thực hiện xong. Nếu đạt yêu cầu thì coi như đã hoàn thiện cơ bản về thi công hệ thống phòng cháy và chữa cháy cho công trình

thủ tục thẩm duyệt một dự án PCCC

Quy định mới nhất năm 2023 về thẩm duyệt PCCC

 Thẩm duyệt dự án PCCC cho một công trình được thực hiện bởi cơ quan chức năng phòng cháy chữa cháy địa phương. Việc thẩm duyệt tuân theo một quy trình đã được luật hoá và thực hiện. Các quy định luôn được sửa đổi cho phù hợp với thực trang và sự phát triển công nghệ và đảm bảo tính an toàn ngày càng cao. Vậy hiện nay quy định và quy trình thẩm duyệt có gì mới không và được thực hiện ra sao ?

1. Thủ tục thẩm duyệt PCCC

Thông thường thủ tục thẩm duyệt PCCC đối với các công trình lớn, dự án xây dựng. Đã được luật hoá tại phụ lục IV , đính kèm theo nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2014. Cần nghiên cứu kỹ quy định về thủ tục thẩm duyệt PCCC để thực hiện đúng quy trình

2. Giới hạn thời điểm thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

- Dự án thiết kế quy hoạch phòng cháy chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc trừ ngày nghỉ
- Thiết kế chi tiết : Không quá 10 ngày làm việc áp dụng các công trình thuộc nhóm A. Không quá 05 ngày làm việc áp dụng cho công trình thuộc nhóm B và nhóm C
- Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công cho công trình phòng cháy: Không quá 15 ngày làm việc áp dụng với các công trình, thuộc nhóm A. Không quá 10 ngày làm việc áp dụng cho các dự án, công trình thuộc nhóm B và nhóm C
- Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình PCCC: Không được quá năm ngày làm việc trong tuần. Phân loại công trình theo nhóm là A và B, C nêu trên được áp dụng theo quy định của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình PCCC

3. Đối tượng thực hiện dự án thẩm duyệt ?

- Chủ đầu tư các dự án có công trình phòng cháy chữa cháy. Những dự án đã được quy định tại phụ lục IV ban hành, đính kèm theo nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2014. Nhưng không thuộc đối tượng thực hiện thủ tục phòng cháy hành chính tại cấp trung ương và những công trình PCCC theo ủy quyền của Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

4. Cơ quan thực hiện thẩm duyệt phòng cháy là ai ?

- Cơ quan cảnh sát PCCC các tỉnh trực thuộc thành phố trung ương, các tỉnh địa phương. Và phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ công an các tỉnh trong cả nước. Là đơn vị có chức năng thẩm duyệt các công trình PCCC trong khu vực địa phương đó

5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính về thẩm duyệt phòng cháy

 Giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy và đóng dấu "đã thẩm duyệt về thiết kế phòng cháy và chữa cháy” vào các bản vẽ hoặc văn bản. Trả lời về giải pháp PCCC đối với thiết kế tại công trình, dự án thiết kế quy hoạch cụ thể. Hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình có công trình phòng cháy và chữa cháy

Chi phí thẩm duyệt PCCC của Hoàng Thịnh Phát cam kết thấp nhất

6. Lệ phí hồ sơ thiết kế dự án công trình PCCC

- Mức thu phí thẩm duyệt thiết kế về PCCC được quy định theo công thức sau:
- Phí thẩm duyệt PCCC = Tổng mức đầu tư công trình được phê duyệt x Mức thu
- Trong đó: Tổng mức đầu tư công trình PCCC được phê duyệt không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư đã được chấp thuận trong dự án được cấp phép
- Mức thu phí thẩm duyệt đã được quy định chi tiết, cụ thể. Tại các biểu mức thu phí I, II ban hành theo thông tư hướng dẫn số 150/2014/TT-BTC. lưu hành ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính về "Quy định mức thu phí, chế độ thu và nộp, quản lý và sử dụng các phí về thẩm duyệt thiết kế trong PCCC”.
- Trường hợp tổng mức đầu tư công trình PCCC có giá trị đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị công trình phòng cháy chữa cháy ghi trên. Biểu mức thu phí I, II đã được lưu hành đi cùng thông tư số 150/2014/TT-BTC. Thì mức thu phí thẩm duyệt dự án PCCC được tính theo công thức sau: Nit = Nib - Nib – Nia x ( Git - Gib ) Gia - Gib

Cụ thể thông tin như sau

- Nit nghĩa là phí thẩm duyệt thiết kế của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: %).
- Git nghĩa là quy mô giá trị của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: giá trị dự án).
- Gia nghĩa là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: giá trị dự án).
- Gib nghĩa là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: giá trị dự án).
- Nia nghĩa là phí thẩm duyệt cho dự án thứ i tương ứng Gia (đơn vị tính: %).
- Nib nghĩa là phí thẩm duyệt cho dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %).
- Mức thu phí thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy phải nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn trên có mức tối thiểu là 2.000.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
- Đối với trường hợp chủ đầu tư cải tạo hoặc thay đổi tính chất, công năng sử dụng công trình, hạng mục công trình thì mức phí thẩm duyệt bằng 40% mức thu phí thẩm duyệt lần đầu.
- Đối với trường hợp dự án có thay đổi tổng vốn đầu tư có liên quan tới PCCC thì tính phí thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy được xác định trên cơ sở phần vốn đầu tư bổ sung.

Phí thẩm duyệt PCCC phải được nộp trong thời gian từ thời điểm nộp đủ hồ sơ thiết kế đến trước khi được cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC

Thời điểm nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy

- Đối với các dự án đã có thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1:500: Thời gian nộp phí tính từ thời điểm nộp đủ hồ sơ đề nghị thẩm duyệt PCCC đến khi cơ quan chức năng thẩm duyệt có văn bản trả lời về giải pháp thực hiện phòng cháy và chữa cháy, được ghi rõ theo giấy hẹn.
- Đối với hồ sơ thiết kế dự án, công trình có liên quan tới PCCC
- Đối với hồ sơ thiết kế dự án, công trình về phòng cháy chữa cháy có 1 bước thiết kế: Người đại diện nộp phí, phải nộp toàn bộ số phí thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy trong thời gian từ thời điểm nộp đủ hồ sơ thiết kế PCCC đến trước khi được cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC và có kèm theo giấy hẹn.
- Đối với hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy có từ 2 bước trở lên: Người nộp phí phải nộp 30% số tiền phí thẩm duyệt phải nộp theo quy định. Trong thời gian kể từ khi nộp đủ hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy của cơ sở đến trước khi cơ quan thẩm duyệt PCCC có văn bản trả lời về giải pháp đối với hồ sơ thiết kế phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở. Nộp số tiền phí còn lại (70%) trong thời gian kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật của dự án PCCC (hoặc thiết kế bản vẽ thi công) đến trước khi được cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC, và có theo giấy hẹn đi kèm

7. Điều kiện, yêu cầu cho việc thẩm duyệt PCCC

 Hồ sơ để thẩm duyệt PCCC bắt buộc phải bao gồm 02 bộ phải có xác nhận của chủ đầu tư công trình. Nếu hồ sơ thẩm duyệt có ngôn ngữ tiếng nước ngoài thì có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo giải thích chi tiết cụ thể.

Cơ sở pháp lý thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy

- Luật PCCC năm 2001 và luật sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của luật phòng cháy chữa cháy năm 2013
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, được thông qua ngày 31/7/2014 của Chính phủ. Quy định chi tiết triển khai một số điều của luật phòng cháy chữa cháy. Và luật sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của luật PCCC
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA, thông qua ngày 16/12/2014 của Bộ Công an. Ban hành quy định chi tiết thi hành một số vấn đề của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ban hành 31/7/2014 của Chính phủ
- Thông tư số 150/2014/TT-BTC được thông qua 10/10/2014 của Bộ Tài chính về "Quy định mức thu phí chế độ thu và nộp phí quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt trong thiết kế về các dự án PCCC”.

PCCC Hoàng Nhật Hưng thực hiện DV thẩm duyệt PCCC uy tín, nhanh gọn, chuyên nghiệp

8. Hồ sơ gồm có thẩm duyệt dự án phòng cháy

1. Bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC và hệ thống thống sét (02 bộ bản chính)
2. Giấy giả trình chi tiết kỹ thuật toàn bộ bản vẽ (01 bộ bản chính)
3. Giấy uỷ quyền củ chủ đầu tư cho nhà thiết kế phòng cháy chữa cháy (01 bộ bản chính)
4. Đơn xin thẩm duyệt dự án PCCC (01 bộ bản chính)
5. Giấy phép đăng ký kinh doanh của đơn vị thiết kế (01 bộ photo)
6. Giấy chứng nhận đầu tư cơ sở dự án sẽ thẩm duyệt (01 bộ photo)
7. Hợp đồng thuê đất hoặc chứng nhận chủ quyền mà dự án sẽ triển khai trên đó (01 bộ photo)
8. Giấy xác nhận quy hoạch cho dự án đã được chứng nhận

DV thẩm duyệt PCCC tại Hoàng Nhật Hưng

 Hoàng Nhật Hưng là công ty chuyên nghiệp về cung cấp thiết bị PCCC và các dịch vụ thiết kế, thi công thẩm duyệt. Chúng tôi nhận cung cấp và thực hiện mọi dịch vụ cấp phép, thiết kế, lắp đặt, thẩm duyệt các dự án phòng cháy chữa cháy hiện nay. Chi phí chúng tôi cam kết thấp nhất  và đến khi hoàn thành cho khách hàng mới thu phí thẩm duyệt. Thủ tục nhanh gon, đảm bảo quý khách sẽ hoàn toàn yên tâm về sự chuyên nghiệp tron dịch vụ của chúng tôi. Hãy liên hệ ngay khi quý khách có nhu cầu về thực hiện DV thẩm duyệt PCCC

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Vui lòng điền thông tin và gửi đến chúng tôi!
Họ & tên     Email  
Tiêu đề     Mã bảo mật  
 
Tin tức PCCC
Cách sử dụng bình chữa cháy bọt để dập tắt đám cháy - 22/07/2024
Bình chữa cháy cho xe ô tô: những điều cần biết - 22/07/2024
Làm thế nào để chọn mua bình chữa cháy phù hợp ? - 22/07/2024
So sánh bình chữa cháy bột và bình chữa cháy khí CO2 - 22/07/2024
Quy trình nạp lại bình chữa cháy đã sử dụng - 22/07/2024
Làm thế nào để chọn mua thiết bị phòng cháy chữa cháy chất lượng - 21/05/2024
Các loại thiết bị PCCC đang được bán chạy nhất hiện nay - 21/05/2024
Hướng dẫn sử dụng thiết bị phòng cháy chữa cháy đúng cách - 21/05/2024
Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị phòng cháy chữa cháy định kỳ - 21/05/2024
Tại sao mỗi gia đình cần có một thang dây thoát hiểm - 17/05/2024
Tầm quan trọng của công tác bảo trì vòi chữa cháy - 14/04/2024
Tầm quan trọng của thiết bị báo cháy trong hệ thống PCCC ? - 14/04/2024
Tầm quan trọng thang dây thoát hiểm trong các toà nhà thành phố - 30/03/2024
Tầm quan trọng của công tác bảo quản, bảo trì bình cứu hoả - 29/03/2024
Cửa hàng bán thiết bị PCCC - 26/01/2024
Quy trình thi công chống sét 2023 - 27/12/2023
Thẩm duyệt PCCC - 18/12/2023
Cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa cư dân chung cư Carina Plaza với cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC - 14/12/2023
Thắt chặt hơn nữa công tác PCCC trong đợt cao điểm mùa khô - 14/12/2023
Công tác PCCC nhà xưởng sản suất không thể xem thường - 14/12/2023
Đảm bảo ANTT tại hiện trường cho các vụ cháy là hết sức quan trọng - 14/12/2023
Xe bồn chở xăng, dầu phải đảm bảo các quy định về an toàn PCCC - 14/12/2023
Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả công tác PCCC - 14/12/2023
Tổ phản ứng nhanh lực lượng vũ trang PCCC&CNCH Quận Tân Phú phát huy hiệu quả - 14/12/2023
Hướng dẫn an toàn PCCC tại trung tâm thương mại - 14/12/2023
trang bị kiến thức an toàn PCCC cho trẻ em - 14/12/2023
Quy trình bảo dưỡng máy bơm cứu hỏa - 14/12/2023
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy bơm chữa cháy Versar - 14/12/2023
Tự động kiểm tra hệ thống PCCC: Đảm bảo tuân thủ quy định và an toàn - 14/12/2023
Lựa Chọn Bình Chữa Cháy: Sự Quan Trọng và Hướng Dẫn Chọn Bình An Toàn Nhất - 14/12/2023
Hướng Dẫn Sử Dụng Bình Cứu Hoả An Toàn: Lựa Chọn, Sử Dụng và Bảo Trì - 14/12/2023
Tiêu Chuẩn và Quy Định Thang Dây Thoát Hiểm: Bảo Đảm An Toàn Tòa Nhà Cao Tầng - 14/12/2023
Lắp đặt hệ thống PCCC - 13/12/2023
Trang 1/6: 1, 2, 3, 4, 5, 6  Sau