CTY THHH TM-DV
HOÀNG NHẬT HƯNG
Thẩm duyệt - nghiệm thu PCCC
Cung cấp thiết bị - Thiết kế - Thi công hệ thống PCCC

Địa chỉ: 25/79/14 , đường số 6, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức- Hồ Chí Minh
Hotline : 090.334.3680 ( Ms Thảo) 0905.644.449 ( Vũ) - thao.nguyen5258@gmail.com
Website: Thietbipcccvn.com     Thietbipcccvietnam.com     Thietbiphongchaychuachay.net
Vohoangphivu2002@gmail.com         Hoangnhathungcompany.ltd@gmail.com

Hot news:  
Tìm kiếm
Binh PCCC giá rẻ
THIET-KE-HE-THONG-PCCC
VÒI CHỮA CHÁY
thiết bị báo cháy
kim-thu-set
BẢO TRÌ PCCC
Binh cứu hỏa giá rẻ
cua-hang-ban-thiet-bi-pccc
hóa chất giảm điện trở
CS PCCC
Thống kê truy cập
Lượt truy cập 2.156.735
Trực tuyến 32
 

Có phải tử nạn trong đám cháy là do do khí độc ?

Có phải tử nạn trong đám cháy là do do khí độc ?

Khi có hỏa hoạn, khí CO từ những đám cháy đó không chỉ có thể cướp đi tính mạng của các nạn nhân mà còn phát tán ra không khí gây ảnh hưởng xấu đến người dân xung quanh. Trong các đám hỏa hoạn, khói và khí độc mới chính là nguyên nhân chủ yếu gây chết người chứ không phải do lửa hay nhiệt.

Thành phần của khí độc trong đám cháy

Thành phần của đám khói phụ thuộc vào bản chất của vật liệu cháy cũng như điều kiện của quá trình cháy. Trong đó những đám cháy ngoài trời có lượng oxy cung cấp đầy đủ, thành phần của khói chủ yếu là khí CO2, SO2, tro, nước, oxit nito. Còn trong những đám cháy trong nhà và phòng kín, vì hàm lượng oxy cung cấp không đủ nên đám cháy không hoàn toàn sản sinh ra các loại khí độc như hydro cyanua (HCN), cacbon monoxit (CO), NH3. Những loại khí độc này có thể khiến nạn nhân bị ngạt thở khi hít phải, còn nếu hít quá nhiều sẽ bị ngộ độc và tử vong. Ngoài ra trong 1 số đám cháy khác, chúng còn sản sinh ra khí HCN, photgen cực độc hại với cơ thể con người.

Tags : Quần áo chữa cháy theo thông tư 48


Nguy hại từ khí độc trong đám cháy

Theo các chuyên gia, CO là 1 khí độc không màu, không mùi, không vị. Đây chính là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn những hợp chất hữu cơ do thiếu nguồn oxy cung cấp. Ở thời gian đầu, khí CO không gây khó chịu nên chúng ta rất khó phát hiện. Khi bị ngộ độc CO ở mức độ nhẹ, các nạn nhân sẽ gặp những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Khi tiếp xúc với lượng CO lớn hơn có thể bị ảnh hưởng dây thần kinh trung ương lẫn tim mạch, từ đó có nguy cơ mất đi tính mạng.

Khi đi vào cơ thể người, khí CO kết hợp cùng hemoglobin trong máu tạo thành chất cacboxy hemoglobin (HbCO). Đây là loại chất có thể ngăn chặn quá trình giải phóng oxy trong tế bào, từ đó làm giảm quá trình vận chuyển oxy trong máu, khiến cơ thể thiếu oxy cần thiết. Đặc biệt hơn, khí CO từ những đám cháy đó không chỉ dừng ở việc gây ảnh hưởng đến tính mạng của các nạn nhân trong đám cháy mà còn phát tán ra ngoài làm ảnh hưởng đến những người xung quanh hiện trường.

Nếu người hít phải khí CO với nồng độ nhẹ là 0.0035% thì họ sẽ có biểu hiện chóng mặt, đau đầu từ 6 – 8h tiếp xúc liên tục.

- Với nồng độ 0,01% khí CO thì biểu hiện này sẽ đến nhanh hơn chỉ trong 2 – 3h tiếp xúc liên tục. Ở mức cao hơn là 0,08% thì nạn nhân có thể gặp các biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, co giật trong vòng 45 phút tiếp xúc, bị vô cảm sau 2 giờ.

- Với nồng độ CO là 0,32%, nạn nhân có thể bị tử vong chỉ từ 30 phút tiếp xúc. Mức độ nặng hơn là 1,28% CO, nạn nhân bất tỉnh trong 2 – 3 hơi thở, tử vong chỉ sau 3 phút.


Cách thoát nạn khi có khói độc trong đám cháy

1. Nhận biết có cháy và giữ thật bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm của nơi đang sống hoặc sinh hoạt.

2. Dùng khăn hoặc vải ướt che kín vùng mũi miệng để tránh bị bỏng hô hấp do khói hỏa hoạn. Nếu có thể, làm ướt luôn quần áo đang mặc.

3. Bò sát dưới nền nhà đến nơi thoát hiểm. Nếu có thể bạn nên cho trẻ hiểu về hiện tượng khói sẽ trên cao, khi con bò dưới sàn nhà giúp trẻ em hít thở dễ dàng hơn và tránh khói hỏa hoạn.

Xem thêm: Kim thu sét chính hãng

                    Thiết bị báo cháy

                    Báo giá thiết bị PCCC

                      Thi công hệ thống PCCC

Lên đầu trang   Trở lại  
 
Vui lòng điền thông tin và gửi đến chúng tôi!
Họ & tên     Email  
Tiêu đề     Mã bảo mật  
 
Tin tức PCCC
Tăng cường kiểm tra PCCC trên các phương tiện đường thuỷ - 28/03/2022
Cháy đêm - nỗi khiếp sợ của người dân - 28/03/2022
Cần lên án hành vi livestream các đám cháy nhằm câu like - 28/03/2022
Sét đánh – hiểm hoạ và cách phong tránh - 28/03/2022
Công tác phòng cháy chữa cháy vẫn còn đó nỗi bất an - 12/03/2022
Công ty dầu khí TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị sơ kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ - 12/03/2022
Phối hợp hoàn thiện hệ thống PCCC vì an toàn cho cư dân chung cư - 12/03/2022
Cách phòng cháy chữa cháy cho gia đình - 19/12/2021
Lợi ích gì khi trang bị bình chữa cháy trên xe hơi ? - 19/12/2021
hướng dẫn thoát hiểm khi có hỏa hoạn - 14/07/2021
Khi có hỏa hoạn chúng ta nên làm gì ? - 07/06/2021
Tìm hiểu về hệ thống báo cháy, chữa cháy truyền thống và hiện đại - 06/06/2021
Tìm hiểu về thuốc hàn hóa nhiệt mới nhất 2020 - 25/10/2020
Sáng 30/9/2019 - Nổ lớn ở Cục Thuế Bình Dương - 14/09/2020
Sự chủ quan của con người tới sự cần thiết của thiết bị thoát hiểm - 14/09/2020
Hệ thống phun nước chữa cháy tự động - 14/09/2020
Tìm hiểu về thang dây thoát hiểm - 14/09/2020
Có phải tử nạn trong đám cháy là do do khí độc ? - 14/09/2020
Tìm hiểu hiện tượng báo cháy giả, nguyên nhân và cách sửa chữa - 14/09/2020
Những sai lầm khi sử dụng khiến máy giặt có nguy cơ cháy nổ - 14/09/2020
tìm hiểu về thiết bị báo khói và máy dò khói - 14/09/2020
Đầu báo cháy từ Panasonic với pin lên tới 10 năm - 14/09/2020
Tìm hiểu về hệ thống chữa cháy tự động Rotarex FireDETEC ® cho tủ điện - 14/09/2020
Trang 6/6: Trước  1, 2, 3, 4, 5, 6