Có phải tử nạn trong đám cháy là do do khí độc ?
Khi có hỏa hoạn, khí CO từ những đám cháy đó không chỉ có thể cướp đi tính mạng của các nạn nhân mà còn phát tán ra không khí gây ảnh hưởng xấu đến người dân xung quanh. Trong các đám hỏa hoạn, khói và khí độc mới chính là nguyên nhân chủ yếu gây chết người chứ không phải do lửa hay nhiệt.
Thành phần của khí độc trong đám cháy
Thành phần của đám khói phụ thuộc vào bản chất của vật liệu cháy cũng như điều kiện của quá trình cháy. Trong đó những đám cháy ngoài trời có lượng oxy cung cấp đầy đủ, thành phần của khói chủ yếu là khí CO2, SO2, tro, nước, oxit nito. Còn trong những đám cháy trong nhà và phòng kín, vì hàm lượng oxy cung cấp không đủ nên đám cháy không hoàn toàn sản sinh ra các loại khí độc như hydro cyanua (HCN), cacbon monoxit (CO), NH3. Những loại khí độc này có thể khiến nạn nhân bị ngạt thở khi hít phải, còn nếu hít quá nhiều sẽ bị ngộ độc và tử vong. Ngoài ra trong 1 số đám cháy khác, chúng còn sản sinh ra khí HCN, photgen cực độc hại với cơ thể con người.
Tags : Quần áo chữa cháy theo thông tư 48
Nguy hại từ khí độc trong đám cháy
Theo các chuyên gia, CO là 1 khí độc không màu, không mùi, không vị. Đây chính là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn những hợp chất hữu cơ do thiếu nguồn oxy cung cấp. Ở thời gian đầu, khí CO không gây khó chịu nên chúng ta rất khó phát hiện. Khi bị ngộ độc CO ở mức độ nhẹ, các nạn nhân sẽ gặp những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Khi tiếp xúc với lượng CO lớn hơn có thể bị ảnh hưởng dây thần kinh trung ương lẫn tim mạch, từ đó có nguy cơ mất đi tính mạng.
Khi đi vào cơ thể người, khí CO kết hợp cùng hemoglobin trong máu tạo thành chất cacboxy hemoglobin (HbCO). Đây là loại chất có thể ngăn chặn quá trình giải phóng oxy trong tế bào, từ đó làm giảm quá trình vận chuyển oxy trong máu, khiến cơ thể thiếu oxy cần thiết. Đặc biệt hơn, khí CO từ những đám cháy đó không chỉ dừng ở việc gây ảnh hưởng đến tính mạng của các nạn nhân trong đám cháy mà còn phát tán ra ngoài làm ảnh hưởng đến những người xung quanh hiện trường.
Nếu người hít phải khí CO với nồng độ nhẹ là 0.0035% thì họ sẽ có biểu hiện chóng mặt, đau đầu từ 6 – 8h tiếp xúc liên tục.
- Với nồng độ 0,01% khí CO thì biểu hiện này sẽ đến nhanh hơn chỉ trong 2 – 3h tiếp xúc liên tục. Ở mức cao hơn là 0,08% thì nạn nhân có thể gặp các biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, co giật trong vòng 45 phút tiếp xúc, bị vô cảm sau 2 giờ.
- Với nồng độ CO là 0,32%, nạn nhân có thể bị tử vong chỉ từ 30 phút tiếp xúc. Mức độ nặng hơn là 1,28% CO, nạn nhân bất tỉnh trong 2 – 3 hơi thở, tử vong chỉ sau 3 phút.
Cách thoát nạn khi có khói độc trong đám cháy
1. Nhận biết có cháy và giữ thật bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm của nơi đang sống hoặc sinh hoạt.
2. Dùng khăn hoặc vải ướt che kín vùng mũi miệng để tránh bị bỏng hô hấp do khói hỏa hoạn. Nếu có thể, làm ướt luôn quần áo đang mặc.
3. Bò sát dưới nền nhà đến nơi thoát hiểm. Nếu có thể bạn nên cho trẻ hiểu về hiện tượng khói sẽ trên cao, khi con bò dưới sàn nhà giúp trẻ em hít thở dễ dàng hơn và tránh khói hỏa hoạn.
Xem thêm: