Phòng cháy chữa cháy – nhiệm vụ không của riêng ai
Không chỉ có lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy mà toàn dân đều có nghĩa vụ tham gia vào công tác phòng cháy, chữa cháy bất cứ lúc nào. Tuy vậy, chưa phải người dân nào cũng ý thức được điều này. Bằng chứng là việc phòng bị về kiến thức và các kĩ năng xử lý tình huống vẫn còn bối rối. Và hậu quả là khi xảy ra đám cháy thì thiệt hại còn khá nghiêm trọng.
Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy được hiểu như sau
1. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
Công an PCCC là lực lượng nòng cốt, có kiến thức chuyên môn sâu và đầy đủ để giúp người dân trong công tác bảo vệ an toàn. Họ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy chữa cháy của các tổ chức, cơ quan và hộ gia đình. Ngoài ra, tất nhiên là khi có đám cháy nổ xảy ra thì đây là bộ phận quan trọng nhất và đủ năng lực nhất để xử lý tình huống.
2. Các cơ quan, tổ chức nhà nước
Đối với mỗi tập thể, cơ quan, người đứng đầu phải đứng ra tổ chức tuyên truyền kiến thức cần thiết về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy cho các cá thể thuộc quyền lãnh đạo. Bên cạnh đó, họ phải duy trì hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, tổ chức phải kiểm tra, giám sát việc chấp hành những quy định trên và đảm bảo chi phí để đáp ứng công tác phòng cháy chữa cháy đầy đủ điều kiện tốt nhất.
3. Đơn vị hộ gia đình
Mỗi gia đình có nhiệm vụ đề phòng, làm những công việc nhằm hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ trong nhà và vùng lân cận. Phải thường xuyên kiểm tra để dẹp bỏ các nguyên nhân tiềm ẩn gây hỏa hoạn, phối hợp với nhà nước và các cơ quan khác trong việc phòng cháy chữa cháy hiệu quả. trang bị bình chữa cháy chính hãng để sử dụng tốt khi có sự cố hỏa hoạn
Cá nhân
Ai cũng phải chấp hành quy định, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với kiến thức trang bị được. Cần tìm hiểu, nắm rõ các bước xử lý để dễ dàng phối hợp, hạn chế các rủi ro.
Mỗi người dân đều phải tự ý thức được sự nghiêm trọng của cháy nổ và có tinh thần bảo vệ con người, tài sản của mình, của gia đình và xã hội. Ngoài ra, mọi người phải biết giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong khả năng của mình để xử lý chảy nổ.
Các biện pháp cơ bản trong phòng cháy chữa cháy
1. Biện pháp phòng cháy
Để ngăn ngừa, đề phòng cháy nổ thì việc đầu tiên nên làm là triệt tiêu hoặc hạn chế hết mức những nguy cơ tiềm ẩn. Chẳng hạn như, tại gia đình và cơ quan, xí nghiệp, hãy thay thế những thiết bị vật liệu, các khâu sản xuất, vận hành thành các thiết bị có chức năng tương tự nhưng làm từ vật liệu khó cháy.
Tiếp đó, cần cách ly các nguồn cháy với chất cháy, đặc biệt là những vật dễ cháy nổ. Nếu có thể, nên xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy, lắp đặt thiết bị chống cháy lan,…
Điều quan trọng là mỗi hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp,… cần phải có thiết bị phòng cháy chữa cháy. Có thể lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy bán tự động hay tự động.
2. Biện pháp chữa cháy
Cần biết 3 biện phòng xử lý đám cháy cơ bản như sau
- Ngăn chặn sự tiếp xúc giữa chất cháy với môi trường oxi bằng cách dùng thiết bị chất chữa cháy chụp phủ lên bề mặt cháy, đồng thời di chuyển vật cháy khỏi vùng cháy. Hãy bình tĩnh nhặt lấy bất kỳ thiết bị nào gần nhất để xử lý như chăn nệm (nhúng nước), đất cát, bao tải,… trong tầm tay.
- Sử dụng các chất chữa cháy để phun vào đám cháy, làm loãng nồng độ oxi, không cho duy trì sự cháy. Cách này được gọi là làm ngạt. Các chất chữa cháy có thể là ni tơ, CO2,…
- Dùng nước để chữa cháy là cách thứ 3. Tuy nhiên đối với những đám cháy có điện, háo chất kị khí thì cần phải có thật nhiều nước, nếu ít nước thì không nên dùng cách này
Ngày nay, mỗi hộ gia đình, cơ quan đều phải trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy để có thể tạm thời chủ động xử lý đám cháy bất chợt xảy ra. Vì một tương lai không còn nỗi buồn, lo lắng về cháy nổ, mọi người phải đọc kĩ phòng cháy chữa cháy là gì và nắm được các cách xử lý khoa học nhất.
Xem thêm: